Trang chủ » Bài viết
THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY (HCM)
Không phải tất cả cá nhân hay tổ chức, cơ quan nào cũng có thể đại diện thành lập công ty/ doanh nghiệp được. Sau khi nộp đơn các cơ quan chức năng sẽ xác mình các điều kiện dưới đây là một trong những tiêu chí bắt buộc khi phe duyệt đơn đăng ký thành lập công ty/ doanh nghiệp
1, Người đại diện công ty
Có CMND, Căn Cước, hộ chiếu liên quan
Đảm bảo hành vi năng lực dân sự
2. Tên đăng ký công ty
Tên công ty tuân thủ chữ cái trong bảng tiếng việt, các chữ F, J, Z, W và các ký hiệu khác liên quan
Tên loại hình công ty đi kèm Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) , công ty cổ phần (Công ty CP) , công ty hợp doanh (Công ty HD), doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
Thông tin đi kèm tên công ty bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty/ doanh nghiệp
3. Địa điểm đăng ký kinh doanh
Địa điểm công ty/ doanh nghiệm được phép đăng ký xác định chuẩn theo địa chỉ số nhà, ngõ, ngách, phố, tỉnh, thành phố cùng các thông tin khác như sđt, fax, email...
Chung cư, khu tập thể cho người dân sử dụng không được phép đăng ký trụ sở, trừ những trường hợp được cấp phép công ty được phép thuê.
4. Nguồn vốn công ty/ doanh nghiệp
Các công ty, doanh nghiệp trong vòng 90 ngày cần đáp ứng đủ số vốn điều lệ và pháp định tối thiểu với những ngành nghề yêu cầu điều kiện vốn pháp định, Trong trường hợp công ty không chuẩn bị được nguồn vốn công ty bắt buộc điều chỉnh nguồn vốn giảm tương đương nếu số vốn vẫn tuân thủ điều kiện vốn tối thiểu.
Thành lập doanh nghiêp đăng ký loại hình doanh nghiệp nào?
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục kế hoạch, nguồn vốn, mục tiêu, chiến lược là yếu tố quan trong quyết định đến sự thành công của công ty, doanh nghiêp. Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam gồm có:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) - Công ty TNHH một thành viên: loại hình công ty mà một tổ chức cá nhân đại diện vai trò là chủ sở hữu và chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty.
Ưu điểm:
Toàn bộ quyền lực dồn vào chủ thể đại diện duy nhất giúp việc ra quyết định cũng như điều phối hoạt động nhanh gọn, đơn giản hóa được bộ máy cồng kềnh.
Nhược điểm:
Mọi quyết định đều được quyết định đơn phương, rủi do trong hoạt động, nghĩa vụ công ty, công ty TNHH một thành viên không có tư cách pháo nhân.
- Công ty TNHH nhiều thành viên: được thành lập dựa trên 2 tổ chức, cá nhân trở lên, các thành viên đều phải chịu trách nhiệm về hoạt động, nghĩa vụ của công ty. Số lượng thành viên trong công ty TNHH nhiều thành viên không vượt quá 50.
Ưu điểm:
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân về nghĩa vị cũng như hoạt động liên quan. Mọi hoạt động quản lý cũng như điều phối công việc không quá phức tạp.
Nhược điểm: Công ty không có quyền phát hành cổ phiếu, chịu sự quản lý chặt chẽ hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác
2. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có số vốn điều lệ được cổ phần hóa, các cổ đông đóng góp cổ phần sẽ có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đối với số vốn đã cổ phẩn đó.
Ưu điểm:
Công ty cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân và có quyền phá hành chứng khoán, tự do mua bán, chuyển nhượng cổ phẩn tương ứng của mình sau 3 năm tính từ ngày duyệt đơn thành lập công ty.
Công ty cổ phần thuận lợi trong việc kêu gọi, huy động góp vốn từ các nhà đầu tư hoặc chủ động trong việc huy động nguồn vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.
Mua bán, chuyển những cổ phần dễ dàng,những đối tượng thuộc diện không được thành lập công ty hoàn toàn có thể mua cổ phiếu dễ dàng mà không lo về điều kiện, thủ tục so với thành lập công ty
Nhược điểm:
Số lượng cổ đông của công ty cổ phần nhiều gây khó khăn trong việc theo dõi, quản lý cũng như thống nhất cách quyền, hoạt động liên quan.
Các hoạt động liên quan đến việc mua bán, trao đổi cổ phần đều bị đánh thuế chuyển nhượng chứng khoán và mức thuế thu nhập cá nhân
3. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân đại diện điều phối hoạt động và tự chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động liên quan đến doanh nghiệp đó.
Ưu điểm:
Quản lý, triển khai hoạt động dễ ràng là ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này, hơn nữa doanh nghiệp cá nhân dễ dàng xây dựng thương hiệu, độ tin cậy trong mắt khách hàng.
Nhược điểm:
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn mọi rủi ro cũng như tự mình chuẩn bị vốn, tài sản đảm bảo công ty hoạt động.
4. Công ty hợp danh
Công ty hợp doanh được thành lập từ 2 hay nhiều chủ sở hữu trở lên, Trong công ty hợp danh 2 chủ sở hữu phải thống nhất đăng ký 1 tên chung, ngoài các chủ sở hưu các thành viên khác đều có quyền góp vốn và chịu trách nhiệm trong số vốn đó.
Ưu điểm:
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân đại diện Pháp luật được quy định, dễ dàng xây dựng thương hiệu và độ tin tưởng với khách hàng hơn so với 1 chủ sở hữu.
Công ty hợp doanh dễ dàng điều chỉnh hoạt động do không có quá nhiều chủ sở hữu và dễ dàng kêu gọi đầu tư góp vốn dưới dạng các thành viên góp vốn.
Nhược điểm:
Do có nhiều chủ sở hữu nên công ty hợp danh khó khăn trong việc ai sẽ là người chịu trách nhiệm, và chịu trách nhiệm như thế nào?
Thành viên góp vốn không có nhiều quyền trong việc quán lý và điều phối hoạt động của công ty nên việc đầu tư góp vốn có rủi do cao
Hiểu được bản chất, ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp rồi từ đó phân tích các đặc điểm chi tiết tổng hợp, so sánh và đưa ra loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Thủ tục bắt buôc để được đăng ký thành lập công ty/ doanh nghiệp
1. Giấy phép đăng ký doanh nghiệp (tham khảo mẫu giấy phép đăng ký doanh nghiệp)
3. Bản sao có công chứng CMND, Căn cước hoặc hộ chiếu người đại diện pháp luật của Công Ty
4. Giấy chứng nhận đầu tư nếu doanh nghiệp được đầu tư bởi các cá nhân, tổ chức nước ngoài theo quy định tại luật đầu tư năm 2020.
Các bước thành lập công ty/ doanh nghệp
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ, cùng những thông tin từ khách hàng yêu cầu
Sau khi tiếp nhận yêu cầu tư vấn viên sẽ giải đáp thắc mắc từ phía khách hàng đồng thời thu thập những thông tin liên quan đến yêu cầu cần mở lập công ty/ doanh nghiệp chuyển về cho bộ phận chuyên xử lý thành lập hồ sơ.
Bước 2: Đối chiếu phía khách hàng có đủ điều kiện thành lập lập công ty/ doanh nghiệp không?
Những thông tin khách hàng được đối chiếu với những điều kiện được phép thành lâp công ty quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 nhằm kiểm tra cũng như hỗ trợ bổ xung điều kiện hợp pháp cho bên khách hàng.
Bước 3: Hỗ trợ khách hàng trong việc thu thập, chuẩn bị những hồ sơ cần hoàn thiện để gửi Cơ quan chức năng
Sau khi chấp nhận và được ủy quyền khách hàng, chuyên viên pháp lý đại diện khách thu thập, hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan để chuẩn bị nộp hồ sơ thành lập nên cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 4: Ủy quyền đại diện khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty/ doanh nghiệp nên cơ quan chức năng cấp tương ứng
Đại diện bên Công ty luật Hồng Đức được ủy quyền nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng có trách nhiểm tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập công ty/ doanh nghiệp cấp tương ứng. Xem thêm tại đây> > Thành lập doanh nghiệp đăng ký ở đâu?
Bước 5: Hỗ trợ khắc và công bố dấu công ty/ doanh nghiệp
Khắc dấu công ty được diễn ra sau khi có giấy chứng nhận thành lập công ty/ doanh nghiệp gửi về. Theo quy định mới 1//7/2015 công ty/ doanh nghiệp có thể tùy chọn những địa chỉ khắc dấu trên thị trường.
Bước 6: Dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau khi có giấy chứng nhận công ty/ doanh nghiệp
Sau khi nhận được chứng nhận thành lập công ty/ doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều việc liên quan cần phải thực hiện để công ty/ doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động được, vậy những công việc đó là gì?
1. Tư vấn hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng và đăng ký tài khoản doanh nghiệp
2. Mua chữa ký số hợp pháp cho công ty/ doanh nghiệp
3. Kê khai thuế và các hoạt động thuê giá trị gia tăng của doanh nghiệp
4. Nộp thuế môn bài tại nơi doanh nghiệp đã mở chi nhanh ngân hàng
5. Thiết kế, đặt biển công ty tại trụ sở đã đăng ký
Các loại thuế quan công ty/ doanh nghiệp cần phải nộp
Thuế được hiểu là khoản chi phí giúp cơ quan Nhà nước vận hành phục vụ hoạt động xã hội nói chung và một phần giúp đảm bảo sự vận hành của hệ thống luật pháp giúp tạo môi trường ổn định cho công ty/ doanh nghiệp có thể phát triển.
Thuế công ty/ doanh nghiệp là khoản ngân sách được quy đinh mà công ty/ doanh nghiệp phải tuân thủ. Các loại thuê doanh nghiệp cần phải nộp sau khi nhận giấy thành lập công ty/ doanh nghiệp bao gồm
1. Thuế giá trị gia tăng
Điều 10, Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC. của chính phủ quy định các hàng hóa dịch vụ không nằm trong danh sách miễn giảm thuế đều phải chịu mức thuế 5 - 10% tùy ngành hàng dịch vụ
Doanh nghiệp tiến hành kê khai thuế định kỳ theo tháng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC và quý quy dịnh theo điểm b khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC.
2. Phí môn bài
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định mức đóng lệ phí doanh nghiệp được quy định như sau
Bậc công ty |
Tổng số vốn điều lệ |
Mức đóng |
1 |
≥ 10 tỷ |
3 000 000 đ/ năm |
2 |
< 10 tỷ |
2 000 000 đ/ năm |
3 |
Văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh khác |
1 000 000 đ/ năm |
Khoản 1 điểm b Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định thời hạn nộp lệ phí môn bài các công ty/ doanh nghiệp mới thành lập là hạn cuối của thời hạn nộp hồ sơ lệ khai lệ phí môn bài
3. Thuế thu nhập cá nhân
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm thu thuế cá nhân chiết khấu từ lương của những nhân viên thuộc diện không miễn thuế và bắt buộc phải kê khai và nộp số tiền thuế thu nhập cá nhân đó.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất. Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
= [Tổng thu nhập – các khoản được miễn thuế] – [11.000.000 + (4.400.000 x Số người phụ thuộc) + các khoản bảo hiểm bắt buộc (nếu có) + bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (nếu có) + đóng quỹ hưu trí tự nguyện (nếu có) + các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo]
Như vậy, khi đã nâng mức giảm trừ gia cảnh tăng từ 9 lên 11 triệu đồng/tháng đối với cá nhân người nộp thuế, tăng từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc, trong trường hợp thu nhập của cá nhân dưới 11 triệu đồng thì chắc chắn sẽ không phải đóng thuế TNCN.
4. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Công ty doanh nghiệp phải nộp thuế theo quy định, Số thuế phải nộp được tính toán dựa trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thuế Thu nhập doanh nghiệp được tính dựa theo công thức:
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Đối với oanh nghiệp có quý phát triển phục vụ lĩnh vực công nghệ sẽ tính theo công thức:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x thuế suất thuế TNDN
5. Một số loại thuế liên quan khác mà công ty/ doanh nghiệp phải nộp
Thuế tài nguyên: Thuế đóng với mục đích cải tạo môi trường, xử lý các chất thải độc hại nếu doanh nghiệp có hoạt động xả nước thải ra môi trường
Thuế xuất nhập khẩu: Doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu sẽ phải chịu thêm thuế xuất khẩu cho sản phẩm công ty